Đặt Mua
Khung Trúc Đan
Hotline
0975.857.257
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
  • Câu chuyện khách hàng
  • Góc bệnh lý
    • Thiểu năng tuần hoàn não
    • Phòng ngừa tai biến mạch máu não
    • Tai biến mạch máu não
  • Tin tức
    • Tin Tức & Sự Kiện
    • Câu Hỏi Thường Gặp
  • Cẩm nang
    • Chế độ ăn uống
    • Chế độ tập luyện
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Tai biến mạch máu não

Huyết áp thấp gây đột quỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa

Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ có huyết áp cao mới dẫn đến tai biến mạch máu não, nhưng trên thực tế, huyết áp thấp cũng là một yếu tố nguy hiểm gây ra tình trạng này. Dưới đây là lí giải của bác sĩ chuyên khoa giúp bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân huyết áp thấp gây đột quỵ và những cách đơn giản giúp phòng tránh căn bệnh này.

Huyết áp thấp là gì?

Ở người khỏe mạnh, chỉ số huyết áp dao động quanh mức 120/80 mmHg (huyết áp tâm thu/tâm trương). Khi chỉ số này giảm xuống dưới 100/60 mmHg được chẩn đoán huyết áp thấp. Nếu một người khỏe mạnh có huyết áp thấp nhưng không có triệu chứng bất thường, thì đây không phải là bệnh lý và không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu chỉ số huyết áp hạ thấp và có các triệu chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống cần phải điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tình trạng nguy hiểm nhất của huyết áp thấp xảy ra khi huyết áp giảm đột ngột, khiến não thiếu máu, dẫn đến hoa mắt, chóng mặt và cảm giác mất thăng bằng, choáng ngã, đột quỵ. Một dạng phổ biến của huyết áp thấp là hạ huyết áp tư thế, xảy ra khi huyết áp giảm mạnh do thay đổi tư thế từ nằm hoặc ngồi sang đứng. Ngoài ra, một số người có thể bị huyết áp thấp do đứng quá lâu, được gọi là huyết áp thấp do trung gian. Theo thống kê, khoảng 10-20% người trên 65 tuổi mắc phải tình trạng này do suy giảm chức năng tim mạch và thần kinh, làm giảm khả năng thích nghi với những thay đổi đột ngột trong cơ thể.

Huyết áp thấp gây đột quỵ

Huyết áp thấp gây ảnh hưởng đến sức khỏe cần được điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa 

Dấu hiệu nhận biết huyết áp thấp

Huyết áp thấp có thể không gây triệu chứng rõ rệt, nhưng trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể gặp phải những biểu hiện từ nhẹ đến nặng, thậm chí ngất xỉu hoặc hôn mê.

Mỗi người có thể có các triệu chứng cảnh báo khác nhau, có người chỉ bị hoa mắt, chóng mặt thoáng qua, trong khi người khác có thể gặp biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ bất ngờ. Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp khi huyết áp giảm:

- Cơ thể mệt mỏi: Thường xuất hiện vào buổi sáng, người bệnh cảm thấy uể oải, tê bì chân tay, thiếu sức sống.

- Đau đầu kéo dài: Cơn đau có thể nhẹ hoặc nặng, thường tập trung vùng đỉnh đầu, đặc biệt tăng lên sau khi căng thẳng hoặc vận động mạnh.

- Choáng váng, ngất xỉu: Ở những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị mất ý thức đột ngột do não thiếu máu.

- Mờ mắt, suy giảm thị lực: Nhìn mọi vật không rõ, thị lực giảm, cần ngồi xuống nghỉ ngơi để huyết áp trở lại ổn định.

- Hoa mắt, chóng mặt: Xuất hiện khi thay đổi tư thế nhanh, chẳng hạn như đứng lên sau khi ngồi lâu hoặc đứng quá lâu.

- Khó tập trung: Não không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất, dẫn đến suy giảm khả năng tập trung, dễ nhầm lẫn.

- Da nhợt nhạt, chân tay lạnh: Do tuần hoàn kém, cơ thể không cung cấp đủ máu đến da, khiến tay chân lạnh, có cảm giác tê buốt.

- Tim đập nhanh, khó thở: Khi huyết áp giảm mạnh, cơ thể cố gắng bù đắp bằng cách tăng nhịp tim, dẫn đến cảm giác hồi hộp, khó thở.

- Suy nhược cơ thể: Triệu chứng kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khiến cơ thể suy nhược, kiệt sức.

Nếu có các dấu hiệu trên, bạn nên thăm khám y tế kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm của huyết áp thấp.

Huyết áp thấp gây đột quỵ

Dấu hiệu nhận biết huyết áp thấp 

Vì sao huyết áp thấp gây đột quỵ?

Rất nhiều người biết rằng huyết áp cao gây đột quỵ nhưng thực chất huyết áp thấp cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng. Nhiều người thường chủ quan, cho rằng triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi chỉ là do ăn uống kém hoặc cơ thể suy nhược, mà không nhận ra đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Huyết áp thấp kéo dài có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tim mạch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực. Khi huyết áp tụt thường xuyên, các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất, dễ dẫn đến suy giảm chức năng. Trong những trường hợp nặng, huyết áp thấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đối với những người làm việc ngoài trời, trên cao hoặc khi đang điều khiển phương tiện giao thông.

Nếu không kiểm soát tốt, huyết áp thấp kéo dài có thể làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, chiếm khoảng 10-15% các trường hợp. Tuy nhiên, hiểu biết về căn bệnh này vẫn còn hạn chế. Các nghiên cứu chỉ ra rằng hơn 70% bệnh nhân không biết mình bị huyết áp thấp, trong khi hơn 80% chủ quan bỏ qua các triệu chứng cảnh báo dẫn đến đột quỵ rất nguy hiểm.

Huyết áp thấp gây đột quỵ

Biến chứng nguy hiểm của huyết áp thấp 

Hướng dẫn biện pháp phòng ngừa huyết áp thấp

Huyết áp thấp có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, nhưng nhiều người vẫn chưa nhận thức đầy đủ để có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Để duy trì huyết áp ổn định, người bệnh nên ăn 4-5 bữa nhỏ mỗi ngày, bổ sung thực phẩm giàu protein như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa giúp hỗ trợ huyết áp. Ngoài ra, uống cà phê, trà xanh đặc kết hợp với bánh quy, bánh mì kèm bơ hoặc pho mát cũng có thể giúp cải thiện tình trạng huyết áp thấp.

Bên cạnh đó, cần hạn chế các thực phẩm có thể gây hạ huyết áp như rượu, bia, nước có cồn, mướp đắng, lòng trắng trứng, nước cam, khoai lang tím, tảo biển, ớt, kiwi…. Quan trọng nhất, không nên chủ quan trước các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mà cần đến cơ sở y tế kiểm tra ngay để tránh biến chứng nguy hiểm.

Để giảm nguy cơ tai biến do huyết áp thấp, người bệnh nên tránh thức khuya, giữ ấm cơ thể khi ngủ và hạn chế ra ngoài vào thời điểm nắng gắt. Khi thay đổi tư thế, cần thực hiện từ từ, tránh đứng lên quá đột ngột. Không nên leo trèo cao, đồng thời duy trì các hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ để hỗ trợ tuần hoàn máu. Khi ngủ, nên dùng gối thấp để tránh ảnh hưởng đến huyết áp.

Đặc biệt, người từ 50 tuổi trở lên cần theo dõi huyết áp thường xuyên, vì nhóm tuổi này có nguy cơ cao bị chuyển từ huyết áp thấp sang cao huyết áp, gây nguy hiểm đến sức khỏe tim mạch.

Tạm kết

Huyết áp thấp gây đột quỵ nhưng rất nhiều người chủ quan, coi thường dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Nếu bạn đang có biểu hiện huyết áp thấp hoặc huyết áp cao đều cần tới bệnh viện để kiểm tra, thăm khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để bảo vệ sức khỏe.

ĐẶT MUA KHUNG TRÚC ĐAN

Giá bán lẻ

Hộp 60 viên: 300.000Đ/HỘP

Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
Khung Trúc Đan
hộp 60 viên
300.000
0
Giá này chưa bao gồm chi phí vận chuyển.
Nếu có, Chúng tôi sẽ xác nhận đơn hàng với Quý khách qua điện thoại. Trân trọng cảm ơn
Tổng 0
Tư vấn cước miễn phí:
Hotline: 0975.857.257
Khương Trúc Đan
  • Top bệnh lý dễ nhầm lẫn với đột quỵ: Hiểu đúng để điều trị đúng, tránh nguy hiểm

    Top bệnh lý dễ nhầm lẫn với đột quỵ: Hiểu đúng để điều trị đúng, tránh nguy hiểm

    Một số bệnh lý có triệu chứng tương tự đột quỵ như đau đầu, khó nói, tê cứng chân tay......
  • Bí quyết phòng tránh tai biến mạch máu não trong mùa hè

    Bí quyết phòng tránh tai biến mạch máu não trong mùa hè

    Thời tiết oi bức làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi, dẫn đến mất nước quá mức, có thể gây...
  • Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ: Giải thích từ bác sĩ chuyên khoa

    Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ: Giải thích từ bác sĩ chuyên khoa

    Rung nhĩ là một rối loạn nhịp tim phổ biến, làm tăng nguy cơ đột quỵ, gây ảnh hưởng nghiêm...
  • Các loại xuất huyết não: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    Các loại xuất huyết não: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    Xuất huyết não có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc phát hiện sớm và xử lý...
  • Xuất huyết nội sọ và những biến chứng đe dọa sức khỏe

    Xuất huyết nội sọ và những biến chứng đe dọa sức khỏe

    Xuất huyết nội sọ là tình trạng chảy máu bên trong hộp sọ do vỡ mạch máu não. Đây là...
  • Top bệnh nền tăng nguy cơ đột quỵ: Bạn có đang mắc phải những căn bệnh này?

    Top bệnh nền tăng nguy cơ đột quỵ: Bạn có đang mắc phải những căn bệnh này?

    Đột quỵ là một tình trạng cấp tính, xảy ra đột ngột và có thể đe dọa trực tiếp đến...
  • Triệu chứng thiểu máu não: Hiểm họa âm thầm ít ai ngờ tới

    Triệu chứng thiểu máu não: Hiểm họa âm thầm ít ai ngờ tới

    Thiểu năng tuần hoàn não, hay còn gọi là thiếu máu não, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho...
  • Chóng mặt do thiếu máu não nên ăn gì? Bổ sung ngay những thực phẩm này để cải thiện

    Chóng mặt do thiếu máu não nên ăn gì? Bổ sung ngay những thực phẩm này để cải thiện

    Những người bị thiếu máu não thường gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, và...
  • Xét nghiệm thiếu máu não gồm những gì? Những điều cần lưu ý

    Xét nghiệm thiếu máu não gồm những gì? Những điều cần lưu ý

    Tình trạng thiếu máu não là một vấn đề sức khỏe mà nhiều người gặp phải, và nếu không được...
  • Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ: Những nguyên tắc “vàng” bất kì ai cũng nên biết

    Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ: Những nguyên tắc “vàng” bất kì ai cũng nên biết

    Trước đây, đột quỵ thường được xem là bệnh lý phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Tuy...
Đặt mua
  • Tin Tức & Sự Kiện

  • Câu Hỏi Thường Gặp

  • Chế độ ăn uống

Tin tức mới nhất
Top bài thuốc Đông y trị cao huyết áp hiệu quả giảm nguy cơ đột quỵ bất ngờ

Top bài thuốc Đông y trị cao huyết áp hiệu quả giảm nguy cơ đột quỵ bất ngờ

Y học cổ truyền lưu giữ rất nhiều bài thuốc Đông y trị cao huyết áp hiệu quả, nhằm hạn chế tác dụng phụ của thuốc Tây y. Dưới đây...
Chi phí điều trị tai biến mạch máu não bao nhiêu tiền? Bác sĩ chuyên khoa giải đáp

Chi phí điều trị tai biến mạch máu não bao nhiêu tiền? Bác sĩ chuyên khoa giải đáp

Chi phí điều trị tai biến mạch máu não bao nhiêu tiền là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh và gia đình khi không may gặp phải căn...
Nattokinase có tác dụng gì? Những lưu ý quan trọng khi dùng Nattokinase

Nattokinase có tác dụng gì? Những lưu ý quan trọng khi dùng Nattokinase

Nattokinase là một loại enzyme được chiết xuất từ đậu tương lên men, hiện nay được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe. Nattokinase có...
Top 4 bệnh viện chữa tai biến mạch máu não tốt nhất TP HCM

Top 4 bệnh viện chữa tai biến mạch máu não tốt nhất TP HCM

Tai biến mạch máu não đã trở thành nguyên nhân chính gây tử vong và tàn tật tại Việt Nam trong suốt hơn một thập kỷ qua. Phát hiện và...
Địa chỉ điều trị phục hồi tai biến mạch máu não uy tín ở Hà Nội

Địa chỉ điều trị phục hồi tai biến mạch máu não uy tín ở Hà Nội

Việc điều trị và dự phòng tai biến mạch máu não không chỉ giới hạn trong một chuyên khoa mà cần có sự phối hợp giữa nhiều lĩnh vực như...
Khung Trúc Đan – Giải pháp phòng ngừa đột quỵ theo Y học cổ truyền

Khung Trúc Đan – Giải pháp phòng ngừa đột quỵ theo Y học cổ truyền

Khung Trúc Đan giúp cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ làm tan cục máu đông, giảm nguy cơ hình thành huyết khối và tăng cường lưu thông máu lên...
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
  • Về chúng tôi
  • Câu chuyện khách hàng
  • Góc bệnh lý
  • Tin tức tổng hợp
  • Liên hệ
  • Đặt hàng
  • Thông tin sản phẩm
  • Thành phần sản phẩm
  • Công dụng sản phẩm
  • Tai biến mạch máu não
  • Thiểu năng tuần hoàn não 
  • Chế độ ăn uống tập luyện
  • Tin tức sự kiện
  • Câu hỏi thường gặp
  • Câu chuyện khách hàng

CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM KHANG LINH

Địa chỉ: Nhà lô số 11, ngõ 221 Trung Kính, phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: [email protected]

Hotline: 0975.857.257

Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0107833357, ngày cấp 08/05/2017, nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội

CHÍNH SÁCH CÔNG TY

Chính sách bảo mật

Chính sách vận chuyển và giao hàng

Hình thức thanh toán

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Với phương châm sức khỏe của khách hàng là hạnh phúc của chúng tôi. Trang web Khungtrucdan.com mở ra nhằm thực hiện sứ mệnh đó