Hướng dẫn cách sơ cứu đột quỵ tại chỗ tăng cơ hội sống cho người bệnh
Điểm danh các dấu hiệu nhận diện đột quỵ sớm
Quy tắc BE FAST là phương pháp đơn giản giúp nhận diện các triệu chứng đột quỵ, được áp dụng rộng rãi bởi Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) và nhiều tổ chức y tế uy tín khác. Quy tắc này giúp người bệnh và người thân dễ dàng ghi nhớ các dấu hiệu và thực hiện cấp cứu kịp thời.
- B (BALANCE): Người bệnh đột ngột mất thăng bằng, chóng mặt, đau đầu dữ dội và không thể điều phối các cử động cơ thể.
- E (EYESIGHT): Thị lực bị giảm, có thể mờ mắt một bên hoặc cả hai bên mắt.
- F (FACE): Mặt người bệnh có thể bị liệt, méo miệng, khuôn mặt lệch, và đặc biệt là khi cười, một bên miệng không thể cử động bình thường.
- A (ARM): Người bệnh gặp khó khăn khi cử động tay chân, có thể bị tê liệt một bên cơ thể. Một dấu hiệu rõ rệt là người bệnh không thể nâng cả hai tay lên cùng lúc.
- S (SPEECH): Người bệnh nói khó, phát âm không rõ ràng, lặp lại từ ngữ hoặc nói ngọng. Để kiểm tra, có thể yêu cầu người bệnh lặp lại một câu đơn giản.
- T (TIME): Cấp cứu càng nhanh, cơ hội sống càng cao.
Nếu người bệnh có một hoặc nhiều triệu chứng nêu trên, hãy nhanh chóng đưa họ đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời, giảm thiểu khả năng để lại di chứng nghiêm trọng.
BE FAST - Top dấu hiệu nhận biết đột quỵ do Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo
Hướng dẫn cách sơ cứu đột quỵ nhanh và hiệu quả tại chỗ
Theo khuyến nghị từ các chuyên gia y tế, khi phát hiện đột quỵ, cần gọi cấp cứu ngay lập tức, sau đó tiến hành sơ cứu ngay lập tức theo nguyên tắc ABC, bao gồm ba bước quan trọng: A (đường thở), B (máu), và C (tuần hoàn).
- A (Airway) – Kiểm tra đường thở: Hãy quan sát xem người bệnh có còn thở không. Nếu thấy dấu hiệu ngừng thở, cần thực hiện hô hấp nhân tạo ngay lập tức để kích thích khả năng hô hấp và tuần hoàn của người bệnh. Điều này rất quan trọng vì nếu ngừng thở quá 4 phút, người bệnh có thể bị tổn thương não và tử vong. Đồng thời, loại bỏ các vật cản trong đường thở như răng giả hay các vật dụng khác, và đảm bảo quần áo không quá chật, đặc biệt là đối với phụ nữ.
- B (Blood) – Kiểm tra chảy máu: Xem có vết chảy máu nào không. Nếu có, hãy tiến hành cầm máu ngay lập tức để tránh tình trạng mất máu nghiêm trọng.
- C (Circulation) – Kiểm tra tuần hoàn: Kiểm tra mạch đập ở các khu vực lớn như cổ tay, cổ, hay bẹn. Nếu mạch không còn đập, cần thực hiện xoa bóp tim, hồi sức tim phổi ngay lập tức.
Sau khi hoàn thành ba bước sơ cứu cơ bản trên, hãy tiếp tục với các biện pháp hỗ trợ sau:
- Cố gắng giữ người bệnh đứng vững hoặc hỗ trợ họ ngồi nếu cần, tránh để người bệnh bị ngã.
- Đặt người bệnh nằm ở một nơi thoáng mát, nâng cao đầu khoảng 20-30 độ để dễ thở hơn.
- Nếu người bệnh còn tỉnh táo, cố gắng trò chuyện để giữ cho họ tỉnh táo, hỏi tên tuổi, số điện thoại người thân và thông tin về các bệnh nền nếu có.
- Nếu người bệnh nôn, hãy đặt họ nằm nghiêng một góc 45 độ và nhanh chóng làm sạch miệng họ để tránh ngạt thở.
- Trong trường hợp người bệnh mất ý thức, cần kiểm tra nhịp tim. Nếu ngừng tim, thực hiện hồi sức tim phổi ngay.
- Ngay lập tức gọi xe cứu thương để đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
Cần đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt để bác sĩ có thể xử lý kịp thời và giảm thiểu các di chứng nghiêm trọng.
Sơ cứu đột quỵ đúng cách tăng cơ hội sống sót và giảm thiểu di chứng cho người bệnh
Lưu ý khi sơ cứu đột quỵ tại chỗ
Khi xử lý tai biến mạch máu não, bạn cần chú ý:
- Không tự ý thực hiện các phương pháp như xoa bóp, cạo gió, xoa dầu nóng.
- Tuyệt đối không cho người bệnh ăn uống hay uống bất kỳ loại thuốc nào trong lúc sơ cứu.
- Tránh tụ tập quá nhiều người xung quanh bệnh nhân, gây áp lực và khó khăn cho việc sơ cứu.
- Không di chuyển người bệnh, hãy để họ nằm ở tư thế thoải mái và nới lỏng quần áo.
- Không cho người bệnh bị tai biến hoặc nghi ngờ bị tai biến uống thuốc, vì họ có thể bị liệt cổ họng, gây ngạt thở.
- Tránh cho người bệnh uống Aspirin vì thuốc này có thể gây chảy máu trong. Nếu người bệnh đã uống, cần thông báo cho bác sĩ ngay.
Tạm kết
Bài viết đã hướng dẫn cho bạn cách sơ cứu đột quỵ tại chỗ để tăng cơ hội cứu sống bệnh nhân. Thời gian “vàng” để can thiệp chữa trị cho bệnh nhân đột quỵ là trong khoảng từ 3 đến 6 giờ (tốt nhất là trong vòng 3 giờ đầu). Mỗi phút trôi qua, khoảng 1,9 triệu tế bào não và 13,8 tỷ synap thần kinh sẽ bị tổn thương. Do đó, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng giúp tăng cơ hội hồi phục.
-
Top bệnh lý dễ nhầm lẫn với đột quỵ: Hiểu đúng để điều trị đúng, tránh nguy hiểm
Một số bệnh lý có triệu chứng tương tự đột quỵ như đau đầu, khó nói, tê cứng chân tay...... -
Bí quyết phòng tránh tai biến mạch máu não trong mùa hè
Thời tiết oi bức làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi, dẫn đến mất nước quá mức, có thể gây... -
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ: Giải thích từ bác sĩ chuyên khoa
Rung nhĩ là một rối loạn nhịp tim phổ biến, làm tăng nguy cơ đột quỵ, gây ảnh hưởng nghiêm... -
Các loại xuất huyết não: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Xuất huyết não có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc phát hiện sớm và xử lý... -
Xuất huyết nội sọ và những biến chứng đe dọa sức khỏe
Xuất huyết nội sọ là tình trạng chảy máu bên trong hộp sọ do vỡ mạch máu não. Đây là... -
Top bệnh nền tăng nguy cơ đột quỵ: Bạn có đang mắc phải những căn bệnh này?
Đột quỵ là một tình trạng cấp tính, xảy ra đột ngột và có thể đe dọa trực tiếp đến... -
Triệu chứng thiểu máu não: Hiểm họa âm thầm ít ai ngờ tới
Thiểu năng tuần hoàn não, hay còn gọi là thiếu máu não, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho... -
Chóng mặt do thiếu máu não nên ăn gì? Bổ sung ngay những thực phẩm này để cải thiện
Những người bị thiếu máu não thường gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, và... -
Xét nghiệm thiếu máu não gồm những gì? Những điều cần lưu ý
Tình trạng thiếu máu não là một vấn đề sức khỏe mà nhiều người gặp phải, và nếu không được... -
Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ: Những nguyên tắc “vàng” bất kì ai cũng nên biết
Trước đây, đột quỵ thường được xem là bệnh lý phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Tuy...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng